Trong đó các ngành gia công vỏ thang máy, trang trí nội thất, công nghiệp phụ trợ có yêu cầu rất cao trong các sản phẩm tôn tấm chấn và gấp, các yêu cầu đó là:
Các phương pháp chấn/ gấp tôn truyền thống như chấn cưỡng bức, chấn tự do, thậm chí chấn ba điểm đã không thể đáp ứng được các yêu cầu trên.
Nói cách khác, chấn/ gấp tôn/kim loại tấm bằng máy chấn bao gồm máy NC và CNC đều không thể đáp ứng hết các yêu cầu về thiết kề, chất lượng cũng như thẩm mỹ của các nhà sản xuất.
Ví dụ: các loại phôi sau đây với máy chấn thông thường không thể thực hiện được.
Do đó, có một kỹ thuật gia công kim loại tấm được phát triển, đó là: Công nghệ bào rãnh V
Kim loại tấm trước khi chấn/gấp sẻ được tạo một đường rãnh V tương ứng tại vị trí chấn, sau đó sẻ được đưa lên chấn thành thành phẩm ở máy chấn như các phương pháp trước đây.
Thiết bị để tạo ra đường rãnh chữ V được gọi là máy bào rãnh V (grooving V machine)
V-Groover, còn gọi là máy cắt chữ V CNC, máy bào rãnh V, máy vét rãnh…
Là thiết bị chủ yếu được sử dụng để tạo ra một rãnh V có độ sâu nhất định (có kiểm soát) trên thép tấm, thép không gỉ, tấm nhôm, tấm đồng, tấm composite dưới 4mm trước khi uốn cong thành hình.
Phôi kim loại được sản xuất với kỹ thuật như vậy sẻ cho lại hiệu quả như:
Máy bào rãnh V được sử dụng rộng rãi trong các ngành trang trí thép không gỉ như thang máy, cửa an toan, ngành tủ điện hoặc trang trí nội thất.
Độ sâu của vật liệu bào rãnh V có độ dày khác nhau là khác nhau. Việc xử lý cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu sản phẩm của khách hàng.
Lưu ý:
- Theo kinh nghiệm bào góc rãnh hình chữ V so với góc đúc thực tế tốt hơn 2 độ, chấn xong vật liệu sẽ bật lại, cần dành 2 độ khoảng trống để tạo điều kiện xử lý góc.
- Để tránh dấu dao khi chấn, cối chấn cần góc tốt nhất là 84 độ.
Có 2 loại chính:
Thiết kế dạng nằm tương tự như máy CNC với cấu trúc dạng cổng.
Mặt phẳng bàn làm việc được gia công chính xác cao để đảm bảo độ phẳng đồng đều của bề mặt. Tấm tôn sẻ được đặt trên bề mặt bàn làm việc và giữ chặt bằng các kẹp thủy lực ở cạnh bên của máy. Dao phay phay rãnh V theo chiều dài trục X của máy.
Ưu điểm của thiết kế máy bào rãnh V dạng nằm là toàn bộ bề mặt tấm tôn không bị ảnh hưởng về chất lượng do không bị chi tiết nào đè lên bề mặt để giữ chặt phôi. ( phần cạnh bên được kẹp bởi kẹp thủy lực nhưng biến dạng không đáng kể)
Tuy nhiên nhược điểm là: phôi yêu cầu phải có độ phẳng tốt, chất lượng đồng đều để tránh tình trạng hỏng dao phay và đảm bảo độ sâu của góc phay đạt được ở các vị trí tương đương nhau.
Trong quá trình bào rãnh, người vận hành cũng phải thường xuyên vệ sinh phế phẩm thủ công.
Ngoài ra do tôn tấm được giữ bởi các kẹp ở cạnh bên nên lực giữ giữ tấm với các tôn dày thấp hơn, nếu để dao phay chạy ở tốc độ cao sẻ rất dễ bị xô lệch tấm tôn dẫn đến hỏng phôi. Vì vậy trường hợp này cần đảm bảo tôn được kẹp đúng vị trí và set tốc độ dao phay chậm lại.
Với những ưu và nhược điểm trên, máy bào rãnh V dạng nằm phù hợp với các ngành yêu cầu về chất lượng bề mặt cao như thang máy hoặc nội thất.
Thiết kế máy dạng đứng tương tự như các dòng máy cắt thủy lực ( Shearing machine)
Máy trang bị 2 bộ phận kẹp, 1 dàn kẹp phía sau máy để định vị vị trí tấm (tương tự cữ sau) , 1 dàn kẹp ngay gần vị trí bào rãnh phía trước máy có tác dụng kẹp giữ chặt phôi trong quá trình vào rãnh V.
Dao phay chạy tịnh tiến theo chiều dài băng máy.
Ưu điểm của dòng bào rãnh V dạng đứng là: kẹp ngay gần sát vị trí bào nên lực kẹp rất chắc chắn, bào các loại tôn dày hoàn toàn đảm bảo.
Nhược điểm là: kẹp giữ phôi có thể đè lên bất kỳ bề mặt nào của phôi nên với các tôn yêu cầu cao về bề mặt sẻ không đảm bảo chất lượng.
Vì vậy máy bào rãnh V dạng đứng phù hợp các ngành gia công tấm dày hơn và không có nhu cầu quá cao về chất lượng bề mặt kim loại.